Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Du học hàn quốc : Các các câu hỏi

Bạn đang được đọc cách yêu cầu hay đề nghị trong tiếng hàn quốc để các bạn tránh gặp phải nhé.

Xin chào các bạn, ngày hôm nay, các bạn hãy cùng Du học Hàn Quốc New Ocean đến với một chủ đề ngữ pháp mới. Đó là cách thể hiện yêu cầu và đề nghị trong tiếng Hàn. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc sử dụng tiếng Hàn.

Yêu cầu … “//여 주다(드리다)”
* Khi động từ “주다” và thể trang trọng của nó “드리다” được sử dụng trong cấu trúc ‘-아/어/여 주다(드리다)’, nó thể hiện yêu cầu của người nói muốn người khác làm việc gì cho mình hoặc đề nghị của người nói muốn làm việc gì đó cho người khác. ‘주다’ được sử dụng khi nói với nguời có quan hệ xã hội ngang bằng hoặc nhỏ hơn. Muốn người khác làm việc gì cho mình.
- 주다 (반말), 드리다 (존대말): cho
- 저를 도와 주시겠어요? Anh sẽ giúp cho tôi chứ?
- 이것을 읽어 주세요. Đọc cái này cho tôi.
- 내가 도와 줄게. Tôi sẽ giúp cho.
* “드리다” được sử dụng khi người nói đưa ra yêu cầu hoặc đề nghị với người có quan hệ xã hội cao hơn, hoặc trong trường hợp muốn thể hiện sự lịch sự trang trọng.
- 도와 드릴까요? Để tôi giúp anh/chị…được không ạ?
- 제가 도와 드리겠어요. Tôi sẽ giúp đỡ anh/chị….
- 안나한테 읽어 드리세요. Hãy đọc cho Anna đi.

Học tiếng hàn quốc

Đề nghị lịch sự ‘-()ㅂ시다‘:
Đuôi từ này dùng để nói khi đề nghị ai cùng làm 1 việc nào đó với mình. Đuôi từ này không dùng được với ‘이다’ và tính từ.
Ví dụ:
- 빨리 갑시다. Chúng ta đi nhanh lên nào.
- 한국어를 공부합시다. Chúng ta cùng học tiếng Hàn nhé.
- 여기에 있읍시다. Hãy cùng ở đây đi.
- 기차로 갑시다. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
- 이번 주말에 만납시다. Cuối tuần này gặp nhau nha.
‘- 읍시다.’ được dùng sau gốc động từ có patchim ở âm kết thúc.
- 먹(다) + -읍시다 –> 먹읍시다.
‘- ㅂ시다.’ được dùng sau gốc động từ không có patchim ở âm kết thúc.
- 가(다) + ㅂ 시다 –> 갑시다.
Cách nói ngang hàng (반말) của đuôi từ này là ‘-자’ hoặc ‘-아/어/여’.
Ví dụ:
- 빨리 가자. Đi nhanh nào.
- 한국어를 공부하자. Học tiếng Hàn chung nha.
- 여기에 있자. Bọn mình ở đây đi.
- 기차로 가자. Mình đi bằng tàu hỏa đi.
- 이번 주말에 만나자. Cuối tuần này gặp nhé.


Mệnh lệnh thường dùng đuôi ‘ //여라‘.
Tuy nhiên, nó được sử dụng hạn chế, thường là dùng với ngữ điệu ra lệnh nhưng có ý thách thức. Thường được dùng giữa những người bạn rất thân.
- 조용히 해라 ->조용히 해! Im lặng!
- 나가라 -> 나가! Đi ra!
- 빨리 와라 -> 빨리 와! Đến đây ngay!
- 나한테 던져라 -> 나한테 던져! Ném nó cho tôi!


Bạn đang vào website : Du học| Tiếng anh giao tiếp

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Thủ tục xin đi du học


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÀM HỒ SƠ XIN ĐI DU HỌC
Có thể nói, du học là một thuật ngữ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người, mà đặc biệt là các bạn trẻ.  Tuy vậy cụ thể các bước cần làm gì khi đi du học thì không phải ai cũng biết. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn du học, New Ocean xin được chia sẻ cùng các bạn một số điều bạn cần biết và chuẩn bị Trước  khi làm hồ sơ xin đi du học ở  nước  ngoài.

1. Chọn trường: Đây là công việc tưởng dễ mà không hẳn dễ. Vì bạn có quá nhiều sự lựa chọn. Bạn nên chọn cho mình một trường học được sự công nhận của nhà nước để đảm bảo được chất lượng giảng dạy tốt và bằng cấp được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên sự cạnh tranh của những hình thức trường học này là lớn, nên bạn cần lựa chọn  sao cho vừa với sức học của mình để vào đó còn theo kịp với chương trình.
2. Chọn ngành học: Nếu bạn đã xác định được ngành học cho mình thì bạn có thể đăng ký học trường chuyên về chuyên ngành đó, nếu bạn còn đang phân phân trong việc lựa chọn ngành nghề học thì bạn nên đăng ký học trường mở để bạn có thể chuyển ngành học bất cứ lúc nào cho đến khi bạn thấy phù hợp thì thôi. Bạn có thể vào các diễn đàn để tham khảo ý kiến của các “tiền bối” đã và đang đi du học.
3. Môi trường sống: Bạn nên tìm hiểu rõ về nơi mình sẽ đến học tập và sinh hoạt  khi đi du học như vấn đề: khí hậu, giá cả, an ninh, giao thông, nơi ở… để xem xem nơi nào thật sự thích hợp thì bạn chọn làm điểm dừng chân cho mình. Ngoài ra, môi trường học tập tốt như trang thiết bị hiện đại, chất lượng giảng dạy tốt, học phí không quá cao… cũng là điều bạn cần phải quan tâm.
4. Tài chính: Đây có lẽ là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhất. Một số trường sẽ có chương trình học bổng cho toàn khóa học hoặc từng khóa học, nên bạn cần nắm bắt thời cơ để giành cho mình 1 suất học bổng danh giá. Hơn nữa khi sang nước ngoài du học, bạn cũng nên chọn trường nào mà học phí không quá cao để tiết kiệm được chi phí cho mình và gia đình.
5- Lựa chọn công ty tư vấn du học thụy sĩ hay tự làm hồ sơ: một lời khuyên dành cho các bạn đó là nên tìm đến các công ty tư vấn du học uy tín để nhận được những sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về tất cả các bước từ lựa chọn ngành học, chọn trường, xin thư mời nhập học đến chuẩn bị hồ sơ xin visa. Điều này là rất cần thiết vì các công ty tư vấn du học uy tín đều có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên họ sẽ giúp các bạn có được những sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của chính các bạn.
Chúc các bạn thành công!


Xem thêm : tiếng anh giao tiếp thông dụng 

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Du học anh :Đại học Lancaste


Đại học Lancaste
 - Đại học Lancaster tọa lạc tại thành phố cổ kính, Lancaster nằm ở vùng Tây Bắc Anh quốc. Trường nổi tiếng cả trong và ngoài nước về chất lượng đào tạo và ngiên cứu.
1. Giới thiệu về trường
-Tạo lạc tại một trong những vùng đẹp và thanh bình nhất thế giới .Trường thường xuyên được đánh giá là một trong những trường Đại học hàng đầu tại Anh quốc về chất lượng giảng dạy và ngiên cứu.
- Xếp hạng 10 tại Anh (The Independent 2008).
- Khoa Kinh doanh của trường được xếp hạng Nhất tại UK và là một trong những bộ môn tất nhất trên thế giới về chất lượng giảng dạy và ngiên cứu
- Hạng Nhất tại vùng Bắc nước Anh về sự hài lòng của sinh viên (Cuộc khảo sát đầu tiên toàn quốc 2005)
- Trường đặc biệt nổi tiếng về các ngành: Tài chính, Kinh doanh, Kinh tế, Máy tính, Kỹ sư (TOP 10 theo The Time 2008)
- Lancaster là một trong những nơi có chi phí thấp nhất nước Anh.

- 19 chuyên ngành đào tạo được đánh giá xuất sắc (theo Good University Guide 2006)
- Nằm trong danh sách 200 trường Đại học hàng đầu thế giới (The Times)

2.  Chương trình học cho các sinh viên du học anh
- Chương trình Dự bị Đại học:
* Các nhóm chuyên ngành: Kinh doanh và Quản trị Kinh doanh, Kỹ sư và Kỹ sư Tin học, Luật và Ngiên cứu Xã hội. Với một số ngành nổi tiếng như: Kế toán & Tài chính, Ngiên cứu Kinh doanh, Khoa học Máy tính, IT, Kinh tế, Điện tử và Kỹ sư Điện tử, Y khoa, Toán học, Luật, Truyền thong & Đa phương tiện, Vật lý, Tâm lý học, Xã hội học, Hoạt động xã hội, Âm nhạc…
* Thời lượng & Kỳ nhập học: 1 năm (3 kỳ), tháng 9 hoặc tháng 1
- Hoàn tất lớp 11 với ĐTB 8.0 hoặc lớp 12 với ĐTB 7.0
- Trình độ tiếng anh giao tiếp tương đương IELTS 5.0 hoặc TOEFL 500
* Yêu cầu đầu vào:
- Tối thiểu 17 tuổi

(Sinh viên có thể làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh của trường thay cho IELTS. Có thể học thêm chương trình tiếng Anh học thuật tại trường nếu chưa có đủ trình độ Tiếng Anh theo yêu cầu của khóa học)
3. Chi phí :
- Tiếng Anh: 3100 Bảng/năm
- Dự bị Đại học: 9.300 Bảng/năm (9.700 Bảng/năm khóa học Quản lí và Kinh doanh)
- Chỗ ở: 59 - 88 Bảng/kỳ


Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Du học đài loan :giới thiệu chung


1. GIỚI THIỆU CHUNG du hoc dai loan
Là đất nước thuộc trung quốc sau nhiều năm năm phát triển đài loan trở thành một đắt nước có sức mạnh to lớn tại Châu Á về cả kinh tế lẫn nền giáo giục tiên tiến
           Đài Loan là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo ven thềm lục địa Châu Á phía Tây Thái Bình Dương. Đài Loan có diện tích xấp xỉ 36.125 km2 và dân số 22.59.000 người, cách Trung Hoa Đại Lục khoảng 100 km bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan có các thành phố lớn như Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Nam,... Điều kiện khí hậu ở Đài Loan tương đối giống với điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam nên du học sinh Việt Nam có thể dễ dàng thích nghi. 
 
2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
 
       * Đào tạo tiếng trung quốc không thể thiếu trong ngôn ngữ người đài loan
   Chương trình đào tạo bao gồm Hán ngữ cơ sở, Hán ngữ trung cấp, Hán ngữ hội thoại, Hán ngữ thương mại, Hán ngữ thông tin báo chí, Hán ngữ tuyển tập văn học. Ngoài ra, còn có các lớp đào tạo nâng cao cho giáo viên Hán ngữ.Các khoá học Hán ngữ kéo dài từ nửa năm đến hai năm.
 
      * Đào tạo Đại học
 
   Chương trình đào tạo Đại học ở Đài Loan thông thường kéo dài 4 - 5 năm. Tùy theo từng ngành mà thời gian học có thể kéo dài hơn. Ví dụ: Thời gian học của ngành Kiến trúc hoặc Sư phạm là 5 năm, trong khi đó ngành Luật hoặc Y khoa lại kéo dài từ 5 đến 7 năm. 

      * Đào tạo sau Đại học:
 
     Sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên có thể tiếp tục học bậc đào tạo sau Đại học nếu được tuyển chọn hoặc phải trải qua kỳ thi tuyển. Đào tạo sau Đại học ở Đài Loan bao gồm đào tạo Thạc sỹ và đào tạo Tiến sỹ. Chương trình đào tạo Thạc sỹ thông thường từ 1 đến 4 năm, còn đào tạo Tiến sỹ kéo dài từ 2 đến 7 năm.
 
                               
 3. ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI GIAN NHẬP HỌC
 * Thời gian nhập học: 
 
             - Học tiếng: Bất cứ thời gian nào trong năm 
             - Đại học, Cao học: Tháng 2, tháng 9 hàng năm

 * Điều kiện:
 
              - Tốt nghiệp THPT 
              - Biết tiếng Trung hoặc tiếng anh giao tiếp cơ bản

  
 4. VIỆC LÀM THÊM
         Cơ hội làm thêm dành cho các du học sinh nước ngoài tại Đài Loan khá nhiều nhưng dễ dàng nhất thường là các công việc lao động phổ thông với mức lương thông thường là 500 - 1000 USD/ tháng, khá cao so với thu nhập của người Việt Nam. Du học sinh học giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian tại các công ty với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng du học sinh muốn tìm việc làm thêm nhất thiết phải có giấy phép của Ủy ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ lao động (Employment & Vocational Training Administration Council of Labor Affairs) cấp và được làm việc tối đa 12 giờ/tuần. Việc làm thêm không được ảnh hưởng đến học tập tại trường vì nó liên quan đến việc gia hạn thẻ cư trú. 

5. HỒ SƠ NHẬP HỌC
         STT                                    Đơn xin nhập học theo mẫu của trường
20 ảnh hộ chiếu mới nhất cỡ 4x6
Học bạ THPT (lớp 10 , 11 , 12)
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp Đại học (nếu học cao học)
Chứng nhận sức khỏe và Kết quả xét nghiệm HIV (6 tháng gần đây) tại bệnh viện được chỉ định
Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND phường , xã
Giấy tờ chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm từ 5.000 USD - 10.000 USD)
Bản photo hộ chiếu (trang đầu tiên , phần có dán ảnh , có tên và một số thông tin cá nhân)
Thẻ sinh viên (bản sao , nếu đang là sinh viên)
Kế hoạch học tập
2 Thư giới thiệu của giáo sư hoặc giáo viên dạy tiếng
 
 6. CHI PHÍ HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT
      * Học phí: 
 
Khóa học Học phí (USD / năm)
Học tiếng / Dự bị Đại học 1.800 - 2.200
Đại học 800 - 2.400
Cao học  1.400 - 2.600
 
 
     * Chi phí sinh hoạt: 
 
       Tiền thuê nhà 1.500 – 2.500 USD/năm
       Tiền ở ký túc xá 500 – 1.000 USD/năm
       Tiền ăn 1.500 – 2.000 USD/năm